Tìm hiểu các loại cấu trúc ruột dẫn dây cáp điện một cách dễ hiểu nhất với hình vẽ mô tả và giải thích cô đọng của Vạn Xuân.
1. Dây bện đồng tâm (Concentric Strand)
Dây đồng tâm là lựa chọn điển hình cho dây cáp điện. Một dây dẫn bện đồng tâm bao gồm một sợi trung tâm được bao quanh bởi một hoặc nhiều lớp dây đặt xoắn ốc. Mỗi lớp ngoài liền kề có nhiều hơn sáu dây so với lớp trước liền kề nó, cụ thể:
Số sợi của mỗi lớp từ trong ra ngoài là: 1, 6, 12, 18, 24, 30, 36, 42, 48, 54;
Tổng số sợi ứng với dây có 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 lớp là: 1, 7, 19, 37, 61, 91, 127, 169, 217, 271;
Số sợi trên đường kính mặt cắt lõi dẫn điện tương ứng là: 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19;
Ngoại trừ dây dẫn bện chặt, mỗi lớp của dây đồng tâm thường được xoắn theo hướng ngược lại với hướng của lớp bên trong liền kề với nó.
Tất cả các sợi có cùng đường kính.
Khoảng cách cần thiết để một sợi dây dẫn thực hiện một vòng quay hoàn chỉnh của lớp được gọi là chiều dài của lớp.
Theo thông số kỹ thuật tiêu chuẩn, lớp ngoài cùng phải quấn theo chiều trái, có nghĩa là – khi nhìn dọc theo trục của dây dẫn, lớp ngoài cùng của các sợi cuộn về phía bên trái khi chúng lùi ra khỏi người quan sát.
Để có được dây linh hoạt hơn (thường được nói là “mềm hơn”), số lượng sợi trong dây dẫn phải được tăng lên.
2. Dây bó sợi (Bunch Strand)
Dây bó sợi là một tập hợp các sợi xoắn với nhau theo cùng một hướng mà không quan tâm đến sự sắp xếp hình học.
Loại bó sợi không được sử dụng cho cáp kích thước lớn, chỉ được sử dụng cho cáp kích thước nhỏ và yêu cầu độ linh hoạt cao như dây nối dài.
3. Dây dẫn bện thừng (Rope Strand)
Dây dẫn bện thừng là một dây dẫn bện đồng tâm, trong đó mỗi sợi thành phần được bện lại với nhau. Thông số của dây dẫn bện thừng gồm số nhóm được bện với nhau để tạo thành dây dẫn và số lượng sợi trong mỗi nhóm.
Dây dẫn bện thừng thường được sử dụng ở những nơi cần tính di động cao, chẳng hạn như đường sắt, cáp hàn, dây di động, v.v.
4. Dây dẫn hình cung tròn (Sector conductor)
Một dây dẫn hình cung tròn (sector) có mặt cắt ngang gần giống hình cung tròn. Một dây cáp điện nhiều lõi với các lõi dẫn điện dạng cung tròn thì có đường kính nhỏ hơn so với dây cáp điện tương đương với lõi dẫn điện dạng tròn.
Đường kính tổng thể của cáp với ruột dẫn điện hình cung tròn trở nên nhỏ hơn so với dây dẫn nối đất tương đương.
5. Dây dẫn phân cung (Segmental Conductor)
Một dây dẫn phân cung là một dây dẫn tròn, bện gồm ba hoặc bốn phần (hình cung tròn) cách điện nhẹ với nhau. Dây dẫn phân cung có ưu điểm là điện trở AC thấp hơn do tăng diện tích bề mặt và hiệu ứng bề mặt.
Dây dẫn phân cung phù hợp với cáp kích thước lớn.
6. Dây dẫn hình khuyên (Annular Conductor)
Dây dẫn hình khuyên là một dây dẫn tròn, bện có các sợi được đặt xung quanh một lõi thích hợp. Lõi thường được làm hoàn toàn hoặc phần lớn bằng vật liệu không dẫn điện. Dây dẫn hình khuyên có ưu điểm là tổng điện trở AC thấp hơn đối với một diện tích mặt cắt nhất định của vật liệu dẫn điện do hiệu ứng bề mặt.
Dây dẫn hình khuyên được sử dụng cho cáp kích thước lớn.
7. Dây bện chặt (Compact Strand)
Dây dẫn bện chặt là dây dẫn hình tròn hoặc hình cung tròn, trong đó tất cả các lớp được bện theo cùng một hướng và cuộn thành một hình dạng lý tưởng được xác định trước. Dây dẫn hoàn thiện có bề mặt nhẵn và thực tế gần như không có khe hở hoặc khoảng trống. Điều này dẫn đến một đường kính nhỏ hơn.
Dây dẫn bện chặt có đường kính thường nhỏ hơn 9% so với dây dẫn bện đồng tâm tương đương. Kết quả là, đường kính của dây dẫn bện chặt trở nên gần bằng với đường kính của dây dẫn một sợi đặc tương đương. Mặc dù gần như không có khe hở hoặc khoảng trống, nhưng thực tế vẫn còn một số khoảng trống nhỏ có thể gây ra sự di chuyển hơi ẩm, nên vẫn cần thực hành lắp đặt phù hợp để đề phòng sự xâm nhập của hơi ẩm.
8. Dây sợi nén (Compressed Strand)
Dây sợi nén là sự biến dạng nhẹ của dây bện đồng tâm cho phép lớp dây được đóng chặt. Ruột dẫn bện nén giảm đường kính không quá 3% so với ruột dẫn bện đồng tâm tương đương.
Dây dẫn nén có kích thước trung gian giữa dây dẫn đồng tâm tiêu chuẩn và dây dẫn bện chặt. Xem hình vẽ dưới đây:
Trong một dây dẫn bện đồng tâm, mỗi sợi riêng lẻ có hình tròn và tồn tại khe hở đáng kể giữa các sợi. Trong một dây dẫn nén, dây dẫn đã được đặt qua một khuôn để “ép” một số khoảng trống giữa các sợi. Trong một dây dẫn bện chặt, mỗi sợi được tạo hình thành hình thang trước khi các sợi được bện lại với nhau thành một dây dẫn hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến thậm chí ít khe hở hơn nữa giữa các sợi. Do đó, một dây dẫn bện chặt có đường kính nhỏ nhất (ngoại trừ trường hợp dây dẫn chỉ có một sợi duy nhất).
Lợi ích của phương pháp bện nén: Làm giảm khoảng cách giữa các dây và giảm sự bất thường trên bề mặt của dây dẫn.
9. Dây bện đồng hướng (Unilay Conductors)
Dây bện đồng hướng (Unilay) bao gồm các sợi có đường kính bằng nhau, bện thành các lớp đồng tâm, trong đó tất cả các lớp của nó được xoắn theo cùng một hướng. Dây bện đồng hướng (Unilay) thường được sử dụng trong việc sản xuất các loại dây cáp điện hạ thế hợp kim nhôm.
Dây và Cáp Điện Vạn Xuân
Dây và cáp điện Vạn Xuân – Nhà sản xuất dây và cáp điện uy tín hàng đầu
Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về các sản phẩm dây và cáp điện. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN
Văn phòng: 41 Hàng Cháo, Đống Đa, Hà Nội
KD miền Bắc: 0972 592 222
KD miền Trung: 0904 596 188
KD miền Nam: 0919 161 289
CSKH: 0242 263 5656 – 0902110756
Hỗ trợ Kỹ thuật: 0963 065 726