Nối dây điện là một quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn cho phép bạn kéo dài dây và thêm thiết bị, mà không cần thay thế bằng một dây dài xuyên suốt.
Việc nối dây có thể được thực hiện bên trong hộp nối, chẳng hạn như ổ cắm hoặc hộp đèn trần. Việc nối dây cũng có thể được thực hiện bên ngoài hộp nối.
Khi nào nên nối dây
Trong nhiều trường hợp, bạn cần nối các dây mạch lại với nhau. Lý tưởng nhất là bạn chạy dây điện liền mạch từ tủ điện đến thiết bị hoặc từ thiết bị này sang thiết bị khác mà không phải nối dây ở đoạn giữa. Tác dụng của việc sử dụng dây liền mạch là: làm giảm khả năng đứt dây trong trường hợp khẩn cấp, tránh rò gỉ điện nếu mối nối không được bọc đủ tốt và để loại bỏ sự nhầm lẫn.
Nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được và đây chính là lúc việc nối dây phát huy tác dụng. Học nối dây đúng cách giúp bạn giải quyết được vô số tình huống lắp đặt và cải thiện không gian sống của gia chủ.
Loại vật liệu sử dụng
Hộp nối
Hộp nối có cả loại nhựa và kim loại. Ưu điểm của hộp kim loại là bền, nhưng bạn phải đảm bảo rằng nó sẽ phải được nối với hệ thống nối đất thông qua dây nối đất.
Một đầu của dây nối đất được nối với hệ thống nối đất, đầu còn lại được vặn trực tiếp vào hộp kim loại.
Hộp nối nhựa cũng có thể được sử dụng. Nhiều người thích hộp nhựa hơn vì chúng có trọng lượng nhẹ hơn, cạnh mềm hơn và dễ tháo các lỗ gắp kẹp hơn. Hộp nối nhựa không cần được nối đất.
Cút nối dây
Phương pháp tiêu chuẩn để nối dây điện là nối bằng cút nối dây đặt bên trong một hộp nối.
Những cút nối này có thể là những nắp vặn (cút vặn) quen thuộc hoặc cút nối 2 đầu dạng bấm. Cả hai loại cút nối đều được chấp nhận miễn là có đủ không gian trong hộp nối để chứa các cút nối dây.
Không nên sử dụng phương pháp nối dây cũ, quấn quanh bằng băng dính điện. Nối dây bằng băng dính điện tạo ra mối liên kết kém chắc chắn hơn so với dùng cút nối như trên.
Mặc dù bạn không nên nối dây bằng băng dính điện nhưng bạn có thể dùng băng dính điện để cố định cút nối với dây điện nhằm gia tăng độ chắc chắn của mối nối.
Nguyên tắc về An toàn
Nối dây không phải là một kỹ thuật khó khăn. Tuy nhiên, người thực hiện cần có hiểu biết về hệ thống điện cũng như kinh nghiệm trong việc sửa chữa điện cơ bản.
Luôn luôn tắt nguồn của mạch điện tại cầu dao trước khi thực hiện mọi công việc liên quan đến dây mạch.
Không bao giờ được phép để các mối nối điện một mình trong hốc tường hoặc trần nhà. Thay vào đó, tất cả các mối nối phải được chứa trong hộp nối hoặc hộp điện cố định. Hộp này phải dễ dàng tiếp cận và không được ẩn sau tường hoặc các vật liệu xây dựng, đồng thời không cần phải tháo ra khi cần thao tác với hộp nối. Hộp nối cung cấp một sự bảo vệ cho các mối nối dây điện, bảo vệ chúng khỏi va đập và ngăn chặn tia lửa và cháy nếu có sự cố xảy ra. Mặc dù ban đầu, bạn có thể cảm thấy hộp nối khá phức tạp và không cần thiết, nhưng thực tế chúng rất dễ sử dụng và giúp tăng cường an toàn trong quá trình làm việc.
Dụng cụ và nguyên vật liệu cần thiết
Thiết bị / Dụng cụ:
- Dụng cụ tuốt vỏ dây điện
- Cây búa
- Cái vặn vít
- Kìm
- Máy khoan
- Bộ mở rộng mũi khoan (nếu cần)
Nguyên vật liệu:
- 1 hộp nối có nắp đậy
- 2 kẹp cho hộp
- Cút nối tiêu chuẩn
- Đinh vít để gắn hộp
- Dây nối đất
Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện
1. Kiểm tra hệ thống dây điện
Ngắt nguồn điện bằng cầu dao.
Đảm bảo rằng bạn đang nối hai dây cáp giống nhau. Các dây cáp phải phù hợp về mặt kích thước và số lượng ruột dẫn. Các chủng loại dây và cáp điện ngày nay đều có in kích thước và số lượng ruột dẫn trên vỏ ngoài của dây cáp điện. Ví dụ: một dây điện có in trên vỏ “2Cx1.5” nghĩa là dây điện gồm 2 ruột đồng, đường kính mỗi ruột là 1,5mm.
2. Lột lớp vỏ bọc dây điện
Lột lớp vỏ ngoài của dây điện, để lộ các ruột dẫn có cách điện bên trong. Không nên sử dụng dao hoặc kéo vì bạn có nguy cơ cắt vào từng ruột dẫn riêng lẻ. Đưa dây điện vào lỗ trên dụng cụ lột vỏ cáp, ở vị trí cách đầu dây khoảng 15 cm. Ấn nhẹ dụng cụ cắt rồi rút dụng cụ theo hướng về phía đầu dây điện để cắt lớp vỏ ngoài.
Sau đó loại bỏ phần vỏ bọc vừa cắt bằng dao cắt trên dụng cụ lột dây hoặc bằng dao tiện ích.
3. Tuốt lớp cách điện trên mỗi ruột dẫn
Mỗi ruột dẫn của dây điện được bọc một lớp nhựa cách điện có màu phân biệt. Sử dụng dụng cụ tuốt vỏ để loại bỏ khoảng 1.3 cm lớp bọc cách điện trên mỗi ruột dẫn. Dụng cụ tuốt dây có các khe để phù hợp với nhiều loại kích thước khác nhau của dây dẫn; hãy lựa chọn và sử dụng khe cắm phù hợp.
4. Kiểm tra dây điện
Kiểm tra cả hai dây điện xem có dấu hiệu hư hỏng nào không, chẳng hạn như trên lớp cách điện có vết cắt, nhai, bị sứt mẻ hoặc cháy. Khi bạn tuốt vỏ và cách điện đúng cách, khoảng 15 cm dây sẽ nhô ra ngoài mép của lớp vỏ bọc và các ruột dẫn riêng lẻ phải được tuốt lại và làm nhẵn, không bị khía.
5. Đục các lỗ trên hộp nối
Dùng tuốc nơ vít và búa, kìm để gỡ vòng tròn có khe dập chìm ra khỏi hộp nối ở 2 mặt đối diện nhau, để tạo 2 lỗ trên hộp nối.
6. Gắn kẹp vào hộp nối
Kẹp nhựa hình tròn thường chỉ gắn vào các lỗ trên vỏ hộp. Đối với kẹp kim loại, trước tiên hãy tháo vòng siết có ren, sau đó đưa kẹp qua lỗ mở. Vặn vòng siết lại vào kẹp từ bên trong hộp và dùng kìm để siết chặt vòng lại. Đừng vặn quá mạnh nếu không bạn có thể làm gãy kẹp.
7. Luồn dây điện vào hộp nối
Luồn mỗi dây điện vào hộp nối, thông qua cái kẹp. Đảm bảo rằng dây điện chạy thẳng qua kẹp, nếu bạn vô tình đặt lệch, thì nguy cơ làm hỏng dây điện. Phần dây điện có vỏ bọc phải được luồn vào trong hộp và đi qua kẹp khoảng từ 6mm đến 13mm. Kẹp nhựa thường có một tab mà bạn phải đóng lại để kẹp dây. Với kẹp kim loại, siết chặt các vít trên kẹp cho đến khi dây được kẹp chắc chắn.
8. Gắn cố định hộp nối lên tường hoặc vị trí lắp đặt dành cho hộp nối
Mặt sau và mặt bên của hộp nối có các lỗ để bắt vít vào tường hoặc một vị trí để lắp đặt cố định hộp nối. Hãy đảm bảo hộp nối được gắn chắc chắn vào vị trí đã định.
9. Thực hiện nối dây
Thực hiện nối các ruột dẫn có màu cách điện giống nhau lại với nhau, sử dụng các cút nối dây điện đã chuẩn bị ở trên.
Với cút vặn, một số thợ điện thích xoắn các lõi dẫn điện lại với nhau trước bằng kìm, sau đó mới vặn cút nối lên đầu dây. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất nắp vặn / cút vặn hướng dẫn chỉ cần giữ hai dây song song với nhau, sau đó vặn cút nối lên phần ruột dẫn trần của dây điện theo chiều kim đồng hồ. Dù bạn làm như thế nào đi nữa, các dây phải được kết nối đủ chắc chắn để chúng không bị tuột ra khỏi cút vặn khi bạn kéo mạnh. Không được có dây trần lộ ra bên ngoài cút vặn. Một số thợ điện thích quấn một hoặc hai vòng băng dính điện xung quanh đế của cút vặn và dây điện để giúp cố định mối nối dây.
Một loại cút nối dây khác là cút nối dạng bấm. Với những cút nối này, bạn chỉ cần đẩy đầu ruột dẫn trần vào cút nối một cách dứt khoát. Bên trong cút nối có sẵn 1 cái lẫy, khi bạn ấn đầu dây điện vào, cái lẫy tự động sập lại để giữ chắc đầu dây điện, ngắn nó bị tuột ra khỏi cút nối.
Các dây nối đất cũng phải được nối với nhau trong hộp bằng cút nối như trên. Đối với hộp điện bằng kim loại, chạy dây nối đất thứ ba (đồng trần hoặc cách điện màu xanh lá cây) vào hai dây nối đất của mạch, cũng sử dụng cút nối dây. Đầu dây còn lại của dây nối đất thứ 3 được nối với lỗ vít có ren trên hộp kim loại bằng vít nối đất màu xanh lá cây. Kỹ thuật này nối đất cho hộp điện và gia tăng độ an toàn của mạch điện.
Sau khi hoàn thiện các mối nối và hoàn thiện bề mặt cố định hộp nối trên tường hoặc trần nhà, hãy gắn nắp đậy của hộp nối thật chắc chắn. Một số nắp đậy hộp nối có bề mặt nhám cho phép sơn phủ lên chúng.
Dây và Cáp điện Vạn Xuân là nhà cung cấp chuyên nghiệp các loại dây và cáp điện dân dụng, công nghiệp, và phục vụ ngành điện lực. Sản phẩm của chúng tôi đạt chất lượng phù hợp với chứng nhận ISO 9001:2015, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia (TCVN) và quốc tế (IEC).
Dây và cáp điện Vạn Xuân – Nhà sản xuất dây và cáp điện uy tín hàng đầu
Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về các sản phẩm dây và cáp điện. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN
Văn phòng: 41 Hàng Cháo, Đống Đa, Hà Nội
KD miền Bắc: 0972 592 222
KD miền Trung: 0904 596 188
KD miền Nam: 0919 161 289
CSKH: 0242 263 5656 – 0902110756
Hỗ trợ Kỹ thuật: 0963 065 726