I. NGUỒN CẤP ĐIỆN CHO NHÀ Ở
1. Nguồn điện 1 pha (2 dây: 1 nóng & 1 nguội):
Điện áp: 220 V; Tần số: 50 Hz.
2. Nguồn điện 3 pha (4 dây: 3 nóng & 1 nguội):
Điện áp: 220/380 V; Tần số: 50 Hz.
II. MỘT SỐ CÁCH ĐI DÂY CÁP ĐIỆN THÔNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG
1. Đi dậy nổi: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa tròn hoặc dẹp, được cố định trên tường, trên trần.
2. Đi dây âm: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa (ống trơn hoặc ống ruột gà) chôn âm tường, âm trần, âm sàn. Các ống phải cứng, chịu lực và chống thấm nước.
3. Đi dây ngầm: Cấp điện cho các công trình ngoại vi (vườn, gara xe, bể bơi, non bộ…). Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa cứng, chịu lực va đập cao, chống thấm nước và chôn ngầm dưới đất.
LƯU Ý:
– Nên chia đường điện phân phối trong nhà thành nhiều nhánh để có thể dễ dàng ngắt điện cục bộ từng khu vực và thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa hoặc thay mới.
– Để dễ phân biệt trong quá trình đấu nối / sửa chữa điện, các dây nóng của cùng một đường điện phân phối nên có màu giống nhau (VD: cùng màu đỏ); các dây nóng của hai đường điện phân phối khác nhau nên có màu khác nhau (VD: dây nóng của đường phân phối 1 có màu đỏ, dây nóng của đường phân phối 2 có màu vàng .v.v..).
– Nhằm tăng độ an toàn điện, khách hàng nên đi thêm các đường dây nối đất (thường có màu xanh lá cây sọc vàng), kết nối với phần cọc đất đạt tiêu chuẩn qui định.
– Khi luồn dây trong ống hay trong nẹp, mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống, nẹp nên < 75%.
Chỗ đi dây nên khô ráo; xa các nguồn nhiệt lớn (>70 °C).
– Mối nối dây phải chặt, tiếp xúc tốt để không phát nóng khi dây mang dòng điện.
• Bảo quản các đầu dây cáp điện:
– Yêu cầu đảm bảo không cho hơi ẩm của vôi vữa, hóa chất trong xi măng, nước… xâm nhập vào đầu dây điện làm đen ruột dẫn đồng…
– Các đoạn dây chờ đấu nối; các đoạn dây còn thừa sau thi công; các cuộn dây mới đã tháo bao bì phải dùng nắp chụp đầu dây điện ấn chặt hoặc băng keo điện quấn chặt và kín tại các đầu dây điện.